GFRC/GRC là gì? Thành phần và cấu tạo bên trong vật liệu GFRC/GRC

GFRC/GRC ngày nay được ứng dụng phổ biến vào các công trình kiến trúc lớn, có quy mô như nhà hát, nhà hàng, bảo tàng, sân bay…Cho đến các thiết kế nội thất nhỏ trong gia đình như trần nhà, tường ốp, sân thượng…Ngoài ra vật liệu GFRC/GRC rất phù hợp để tu sửa, cải tạo lại những công trình xuống cấp, cũ kỹ. Điều này góp phần giúp cho công trình có tuổi thọ lâu đời trở nên bền bỉ và có thẩm mỹ hơn. Tùy vào nhu cầu của công trình mà vật liệu sẽ được sử dụng phù hợp và đem lại hiệu quả cao nhất. Nếu bạn muốn tham khảo thêm về chất liệu này, hãy đọc bài viết sau đây để hiểu thêm nhé!

1. Tìm hiểu về GFRC/GRC – Bê tông cốt sợi thủy tinh

1.1 Khái niệm

GFRC/GRC (glassfibre reinforced concrete) hay thường được gọi là bê tông cốt sợi thủy tinh. Ngoài ra, GFRC/GRC trong ngành công nghiệp xây dựng hiện đại có nhiều tên gọi khác nhau như: hỗn hợp xi măng verre (CCV), bê tông cốt sợi, bê tông cốt sợi takviyeli và GFB hay GFRC ( viết tắt của cụm Glass Fiber Reinforced Concrete).

Công trình kiến trúc hiện đại với vật liệu bê tông sợi thủy tinh

Được phát triển từ thế kỷ 20, bê tông cốt sợi thủy tinh có sự đóng góp lớn không chỉ về mặt kinh tế mà còn về mặt kỹ thuật và thẩm mỹ cho ngành xây dựng hiện đại những năm qua. Đã có nhiều tiêu chuẩn quốc tế về thiết kế và sản xuất các sản phẩm từ GFRC/GRC. Đặc biệt phát triển tại châu Á, châu Mỹ và Úc. Vật liệu GFRC/GRC được sản xuất ở hơn 100 quốc gia trên khắp thế giới. Tuy vậy, GFRC/GRC vẫn còn là một vật liệu khá mới mẻ tại thị trường công nghiệp xây dựng Việt Nam.

1.2 Thành phần và cấu tạo của vật liệu GFRC/GRC

Vật liệu GFRC/GRC là loại vật liệu mới trong ngành xây dựng ngày nay. Bê tông cốt sợi thủy tinh được sản xuất bằng phương pháp đúc khuôn và phun bằng máy. Từ các hỗn hợp cốt liệu như: xi măng, nước, cát sạch, sợi thủy tinh kháng kiềm và một số các phụ gia hóa dẻo khác.

Thành phần và cấu tạo của vật liệu GRC

GFRC/GRC có nhiều ưu điểm là độ bền cao, tạo hình rất đa dạng, kiểu dáng sản phẩm đẹp, màu sắc tự nhiên… Chính vì vậy, đã trở thành vật liệu đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, nghệ thuật trong ngành công nghiệp xây dựng trên toàn thế giới. Bê tông cốt sợi thủy tinh thường được ứng dụng tại các công trình như: mặt dựng GFRC/GRC , phào chỉ GFRC/GRC , đầu cột GFRC/GRC và các sản phẩm dùng để trang trí công viên, sân vườn…Ngoài ra được sử dụng trong các ngành nghệ thuật, mỹ thuật như làm bối cảnh, sân khấu, tượng, triển lãm trưng bày.

1.3 Hỗn hợp sản xuất bê tông cốt sợi thủy tinh

Hiện nay, kỹ thuật sản xuất GFRC/GRC đã được cập nhật hiện đại và phổ biến hơn rất nhiều so với trước kia. Người ta đã khắc phục được những hạn chế và sử dụng phụ gia polymer acrylic trong hỗn hợp trộn. Vì phụ gia này đóng vai trò là chất bảo dưỡng để ngăn chặn hỗn hợp trộn bay hơi. Giúp giữ độ ẩm, tăng độ bền cho vật liệu GFRC/GRC . Nhựa acrylic thường được sử dụng ở trạng thái lỏng. Hỗn hợp trộn khuyến cáo sử dụng 5% nhũ tương acrylic và acrylic rắn được tính theo trọng lượng của xi măng.

Như vậy, nhựa acrylic được thêm vào và trộn trong hỗn hợp sản xuất GFRC/GRC giúp tạo ra sản phẩm có cường độ chịu lực cao. Đặc biệt là các tấm mặt dựng ứng dụng trong các công trình kiến trúc.

2. Các đặc tính kỹ thuật của bê tông cốt sợi thủy tinh

2.1 Độ bền và thân thiện với môi trường sống

Bê tông cốt sợi thủy tinh bền và thân thiện với môi trường

GFRC/GRC có độ bền cao, chịu được những khắc nghiệt của thời tiết như: nắng mưa, gió bão, lũ lụt, địa chấn, sương mù cho đến hỏa hoạn… Điều này giúp tiết kiệm được chi phí bảo dưỡng, sửa chữa công trình giảm được chất thải ra môi trường. GFRC/GRC sử dụng các nguyên liệu tái chế giúp bảo vệ môi trường. So với bê tông truyền thống, GFRC/GRC giúp tiết kiệm tài nguyên hơn vì sử dụng ít xi măng.

2.2 Về cường độ của GFRC/GRC

GRC có cường độ uốn cong cao

Bê tông cốt sợi thủy tinh có cường độ chịu nén trung bình từ 50-80MPa. Với cường độ chịu uốn là 20-30MPa và cường độ chịu kéo từ 10-15MPa. Vì vậy, GFRC/GRC dễ dàng tạo ra những sản phẩm lớn với kỹ thuật uốn cong nhiều mà không xuất hiện vết nứt trên bề mặt. Tính thẩm mỹ cao và có độ bền đáng kể.

2.3 Về tải trọng của vật liệu GFRC/GRC

Tải trọng GRC nhẹ hơn so với bê tông thường

Bê tông cốt sợi thủy tinh (GFRC/GRC ) có tải trọng nhẹ hơn 75% so với bê tông truyền thống, giảm chi phí vận chuyển. Ngoài ra, GFRC/GRC còn có thể dát mỏng theo mẫu thiết kế, dễ dàng thi công. Đặc biệt nhất là vật liệu được ứng dụng trong kiến trúc mặt dựng.

2.4 Mang tính thẩm mỹ

GRC mang tính thẩm mỹ cao

Đối với bê tông truyền thống thì hạn chế nhiều trong màu sắc và thiết kế công trình. Tuy nhiên với GFRC/GRC thì khác, có thể thiết kế tự do mà không lo nhiều về mặt thi công. Màu sắc phong phú, đa màu và tự nhiên. Vật liệu được ứng dụng nhiều trong thiết kế cảnh quan, khu vui chơi giải trí và cả nội thất gia đình. GFRC/GRC có thể thay thế cho các nguyên vật liệu cũ như ngói, đất nung, đá. Các công trình đòi hỏi sự tinh tế và thiết kế mang tính sáng tạo cao thì lựa chọn GFRC/GRC là phù hợp nhất.

2.5 Chi phí vật liệu

Chi phí của bê tông cốt sợi thủy tinh có phần cao hơn so với các loại bê tông thông thường. Tuy nhiên, nó đáp ứng được nhiều tiêu chuẩn trong xây dựng.  Đáp ứng được các thiết kế công trình phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật cao và trang trí kiến trúc sắc nét. Khi sử dụng GFRC/GRC, giúp công trình có tuổi thọ cao hơn, chống chọi được với nhiều điều kiện môi trường khác nhau.

Chi phí của vật liệu GRC cao

Bên cạnh đó, vì thành phần cấu tạo nên vật liệu GFRC/GRC thân thiện với môi trường hơn loại truyền thống. Điều này sẽ được ứng dụng nhiều trong tương lai khi chúng ta đang hướng đến cuộc sống xanh và không tác động đến môi trường.

3. Những mẫu khuôn trong sản xuất vật liệu GFRC/GRC – Bê tông cốt sợi thủy tinh

3.1 Khuôn gỗ

Khuôn gỗ sản xuất sản phẩm GRC

Khuôn gỗ sản xuất sản phẩm thường dành cho các công trình không quá cầu kỳ. Những công trình có tính đơn giản, nhỏ và không yêu cầu nhiều về chi tiết như ốp tường sẽ dùng khuôn gỗ để đúc ra sản phẩm.

3.2 Khuôn silicone

Khuôn Silicon sản xuất sản phẩm GRC

Khác với khuôn gỗ, khuôn silicone thường dùng cho các sản phẩm đòi hỏi nhiều chi tiết hoa văn hơn. Để tạo khuôn thì người ta phải cho nguyên vật liệu vào khuôn. Sau đó sử dụng đệm để cố định hỗn hợp lại, cuối cùng cho silicone hoặc cao su vào khuôn. Khuôn này thường được sử dụng để sản xuất những bức tường phù điêu sắc sảo, hoặc tạc tượng.

3.3 Khuôn được sản xuất theo công nghệ cắt CNC

Khuôn này được làm từ gỗ hay được cắt từ silicon hoặc cao su. Sau đó, người ta sử dụng máy cắt công nghệ CNC. Ván khuôn này có thể dễ dàng tạo nên các tấm ốp phẳng cực kỳ chính xác và số lượng lớn mà không gây chênh lệch giữa các sản phẩm.

Khuôn sản xuất theo công nghệ CNC

Qua bài viết trên, chúng tôi hy vọng đã giúp bạn hiểu thêm về vật liệu mới GFRC/GRC này. Bê tông cốt sợi thủy tinh sẽ giúp cho ngôi nhà của bạn hay những dự án công việc của bạn trở nên bền đẹp hơn. Bạn đừng bỏ qua trải nghiệm sử dụng vật liệu GFRC/GRC này nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *